Sau phẫu thuật nhiều người thường có tình trạng bị đau dai dẳng. Vậy nguyên nhân này là do đâu? Cách giảm đau sau khi khâu vết thương như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Thế nào là hiện tượng đau dai dẳng sau khi khâu vết thương

Các triệu chứng liên quan đến việc đau sau khi khâu vết thương thông thường sẽ được chữa lành bằng cách điều trị đau đa mô thức (phối hợp các các loại thuốc truyền, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, gây tê thần kinh, gây tê tiêm thấm vết mổ,…) Đau sau khi khâu vết thương sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Sau thời gian trên nếu bệnh nhân vẫn còn đau, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nó sẽ hình thành một cơn đau dai dẳng.
Tại sao khi khâu vết thương lại có cảm giác đau dai dẳng
Sau những ca phẫu thuật, đa số các bệnh nhân thường bị tổn thương các mô mềm và các tổ chức xung quanh, trong đó có các sợi thần kinh. Trong đó phải kể, dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, hệ thần kinh tự động và có thể là cả 3 loại thần kinh tự động đã được liệt kê trên. Đa số các vết thương khi khâu sau mổ đều được liền sẹo trong vòng từ 7-10 ngày nếu không gặp phải các biến chứng nào sau cuộc mổ. Các dây thần kinh cảm giác sẽ được tái tạo và hồi phục nếu việc điều trị các cơn đau cấp tỉnh được hiểu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các tổn thương không được loại trừ một cách hoàn toàn, dẫn đến các phản ứng viêm và gây kích thích các dây thần kinh sau khi lành vết thương. Lý do cho trường hợp đó bởi các phản ứng sinh hoá và thể dịch rất phức tạp. Dây thần kinh không kể ngày đêm đều bị kích thích dẫn đến phản ứng viêm và gây nên tình trạng đau dai dẳng.
Tình trạng trên hoàn toàn khó có thể nhận biết bằng mắt thường bởi các phản ứng viêm thường xảy ra ở cấp độ tế bào. Vì vậy, nên nhiều bệnh nhân thường hay phàn nàn rằng tại sao tôi lành vết thương rồi mà vẫn bị đau. Tình trạng trên còn dễ xảy ra đối với một số trường hợp đặc biệt: Từng phẫu thuật, sẵn bị đau, mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, mắc phải các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, đã và đang được hoá trị hoặc xạ trị, bị hội chứng trầm cảm hay một số bệnh khác,…
Cảm giác đau sau khi khâu vết thương thường là cảm giác của cá thể cho nên người nhà cũng đừng thấy phiền về việc bệnh nhân phàn nàn việc đau tại vết mổ đã lành sẹo.
Một số cách giảm đau sau khi khâu vết thương

Việc lựa chọn cách cũng như phương pháp hạn chế sự đau sau khi khâu vết thương phụ thuộc nhiều mức độ tổn thương vùng mô do cơn phẫu thuật gây ra. Ngoài ra, một số yếu tố khác như vị trí của cảm giác đau, cơn đau đến trong lúc nghỉ ngơi hay vận động,…
Dưới đây là một số kỹ thuật làm giảm đau sau khi khâu vết thương.
Cách giảm đau sau khi khâu vết thương bằng Đường uống
Phương pháp đường uống thường không sử dụng thuốc giảm đau không thuộc họ morphine.
Paracetamol trên thị trường có nhiều dạng khác nhau như: Dạng chỉ có paracetamol (Dafalgan, Efferalgan) còn ở những dạng có sự kết hợp của morphine có tác dụng yếu như codeine (Dafalgan codeine, Efferalgan codeine, Panadol codeine), ở dạng kết hợp với dextropropoxyphen (Di-Antalvic).
Kháng viêm không có steroid (NSAID): được sử dụng trong nhiều cuộc phẫu thuật bởi sự công dụng của nó đáng kể hơn paracetamol. Một số cuộc phẫu thuật có sử dụng NSAID như phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật miệng, phẫu thuật xương khớp, phẫu thuật sản khoa,…
Sử dụng các loại thuốc ngoài đường uống
Đường tĩnh mạch: là phương pháp sử dụng các loại thuốc giảm đau không thuộc họ morphine và sử dụng morphine theo kỹ thuật giảm đau ở bệnh nhân tự kiểm soát.
Đường dưới da: Các loại thuốc thuộc họ morphine.
Đường tiêm bắp: Không nên dùng vì khi tiêm tạo nên các khối máu tụ, nguyên nhân có thể là do dùng các loại thuốc chống đông sau mổ.
Các loại thuốc thuộc họ morphine
Khi bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc họ morphine, các bạn có thể hình dung được triệu chứng đau của bệnh nhân đã phát triển rất nặng. Hai kỹ thuật được sử dụng với morphine nhiều nhất thường là giảm đau tự kiểm soát (PCA) hoặc tiêm ngắt quãng tĩnh mạch, dưới da.
-Dùng đường tĩnh mạch: Đây là một trong những phương pháp làm giảm đau theo nhu cầu bệnh nhân.
– PCA: Phương pháp PCA được thực hiện khi bệnh nhân có thể chuyển từ phương pháp truyền tĩnh mạch sang phương pháp bơm tiêm điện. Thời gian PCA sau phẫu thuật có thể kéo dài từ 48-72 h.
Phương pháp giảm đau bằng cách bơm thuốc catheter ngoài màng cứng
Thông qua phương pháp bơm thuốc catheter ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau hiệu quả hơn dùng đường tĩnh mạch và đường dưới da. Ngoài ra, có thể dùng morphine hoặc kết hợp các thuốc họ morphine tan nhiều trong mỡ.
Phương pháp giảm đau thông qua đặt catheter gây tê đám rối thần kinh hoặc thần kinh trung ương
Gây tê thần kinh hoặc gây tê đám rối thần kinh là một trong những phương pháp gây tê sau mổ tốt nhất.
Kỹ thuật này thường sử dụng lên chi hay các bộ phận cơ thể và thường đặt catheter để bơm thuốc lặp lại hoặc truyền liên tục để kéo dài được thời gian giảm đau
Phương pháp tiêm thuốc vào ổ khớp
Cuối buổi phẫu thuật nội soi khớp gối hoặc khớp vai, sau khi thực hiện xong hút khô dịch, phẫu thuật viên bơm thuốc tê vào khớp gối, khớp vai và có thể kết hợp nó với thuốc morphine. Đây là một trong những cách giảm đau sau khi khâu vết thương hiệu quả.
Có nhiều cách giảm đau sau khi khâu vết thương, tuỳ theo mức độ và tính chất của căn bệnh, các bác sĩ có thể căn cứ nguyên nhân gốc rễ của ca mổ và tình trạng bệnh nhân để lên phác đồ điều trị giảm đau sau khi khâu vết thương.