Trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Tại sao?

Bậc phụ huynh khi thấy trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi đa số đều có tình trạng chung là hoang mang lo sợ và rất dễ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, trường hợp trẻ đi ngoài ra máu tươi khi mới 3 tuổi không phải là tình trạng hiếm gặp, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện trạng trên. Vì vậy, để bình tĩnh đối phó khi con trẻ gặp tình trạng trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhằm bổ sung kiến một số kiến thức cần thiết về căn bệnh này nhé!

Tại sao trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi?

Đối với các bé dưới 2 tháng tuổi hay trẻ sơ sinh 2-3 ngày tuổi, các triệu chứng đi ngoài ra máu tươi thường có nguyên nhân do thiếu vitamin K làm máu khó đông dẫn đến dễ bị xuất huyết. Ngoài ra, một số tình trạng khác như viêm ruột non hoại t, xoắn ruột cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu tươi ở bé.

Đi ngoài ra máu tươi đối với các trường hợp đang bú mẹ

Lồng ruột mộ trong số những nguyên nhân làm trẻ đi ngoài ra máu tươi
Lồng ruột mộ trong số những nguyên nhân làm trẻ đi ngoài ra máu tươi

Các đối tượng trẻ em đang bú mẹ việc đi ngoài ra máu tươi có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

– Tiêu chảy do bị nhiễm khuẩn: salmonella, vi khuẩn lị, vi khuẩn E.coli,…

– Lồng ruột cấp tính: Trẻ khi bị lồng ruột cấp tính thường có một số triệu chứng phổ biến là xuất hiện đột ngột các cơn khóc to dơ những cơn đau bụng dữ dội, nó xuất hiện một cách đột ngột ở các bé ban đầu thường rất khoẻ mạnh

-Trẻ bị dị ứng hay không chuyển hoá được một số loại sữa nào đó, khi đó trẻ dễ bị viêm đại tràng và dẫn đến chảy máu

-Trẻ bị viêm loét túi thừa: Một bệnh bẩm sinh hiếm gặp và gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng lồng ruột cấp tính hoặc cũng có thể hình thành một ổ loét tiêu hoá

-Trẻ bị táo bón do thực phẩm trong khẩu phần của trẻ thiếu nghiêm trọng chất xơ

Lý do đi ngoài ra máu đối với các trường hợp sau giai đoạn bú mẹ

Nguyên nhân đi ngoài ra máu của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu do táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, một số tình trạng khác như bị viêm ruột, lồng ruột, viêm đường mật.

Khi cho trẻ 3 tuổi đi chơi, tiếp xúc với nhiều môi trường lạ khác nhau cũng có thể khiến trẻ bị đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân, trong giai đoạn này trẻ phải tiếp xúc với môi trường lạ và tính trẻ em thường hiếu động nên dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

Một số triệu chứng thường gặp đối với trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi

Ở người lớn nếu mất một lượng máu nhỏ thì cơ thể sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều nhưng cùng một trường hợp đó đối với trẻ nhỏ thì nó sẽ là một câu chuyện nguy hiểm. Các bé sẽ thể hiện một số triệu chứng do mất máu, nếu nặng hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.

-Ở mức nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu ít, máu chỉ dính trên phân của trẻ, trẻ vẫn hoạt động bình thường và không có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ

-Ở mức nặng: Bé đi ngoài máu chảy liên tục, trong phân của trẻ toàn máu, da dẻ bé nhạt đi nhanh chóng, trẻ có các hiện tượng mệt mỏi vật vã. Đối với trường hợp này nên mau chóng đưa trẻ đến gặp chuyên gia để kịp thời điều trị

Ngoài việc theo dõi lượng máu của trẻ trong phân, các mẹ cũng nên theo dõi các biểu hiện của trẻ đi đôi với hiện tượng ra máu, điều này sẽ hỗ trợ bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán. 

Một số bệnh có liên quan đến trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi

Một số bệnh dẫn đến thực trạng trên
Một số bệnh dẫn đến thực trạng trên

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi, nên khi thấy trẻ đi ngoài ra máu các ông bố bà mẹ thường hay bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số bệnh chủ yếu dẫn đến tình trạng này.

Bệnh lồng ruột

Khi gặp phải những vấn đề liên quan đến lồng ruột, các bé thường đau bụng dữ dội, đau thành từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đàm, thường kèm theo vài triệu chứng nôn ói. Tình trạng này thường làm các ông bố bà mẹ nhầm lẫn với kiết, nhưng nếu biểu hiện trên mà rơi vào các bé bụ bẫm mạnh khỏe thì có thể khẳng định là bệnh lồng ruột. Bậc phụ huynh cần lưu ý khi thấy bé bị đau bụng dữ dội cần đưa bé đến bệnh viện ngay đừng để đến khi nôn ói hay đi phân ra máu.

Bệnh táo bón và bệnh trĩ

Bé bị táo bón thường đi phân khô cứng làm rách màng hậu môn dẫn đến xuất huyết.

Bé có thể đi đại tiện ra máu vì bệnh trĩ những trường hợp này đa số rất hiếm gặp ở đối tượng trẻ em. Khi bị trĩ bé đi tiêu rất đau đớn từ đó dẫn đến người lớn trong gia đình thường đánh đồng nó thành kiết.

Bệnh kiết

Bé khi bị kiết thường đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải dùng nhiều sức lực phân mới ra được, đau bụng dưới nhiều liên tục khiến cho lúc nào bé cũng đòi đi cầu nhưng không đi được, trường hợp đi được thì trong phân có lẫn đàm và máu. Bệnh liệt được bắt nguồn từ bệnh Amibe là một loại bệnh ở ruột già, trong giai đoạn đầu phân có màu đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và có đàm nhớt. Bệnh thường làm cho bệnh nhân có các triệu chứng nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít khi nào xảy ra ở trẻ em nhưng để cho nó phát triển thành công dễ dẫn đến bệnh kinh niên khó chữa. Bệnh kiết do trực tràng thường gặp phải ở trẻ em.

Trong giai đoạn 3 tuổi bé dễ bị bệnh kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, làm cho bé nóng sốt nhanh chóng, có thể làm nôn ói, tiêu chảy và đi tiêu nhiều lần đôi lúc còn lẫn cả đàm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời đúng lúc bé có thể chết do mất nước và rối loạn chất điện giải trong cơ thể. Nhưng nếu được điều trị kịp thời đúng cách thì bệnh không nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Bệnh sốt thương hàn

Một trong những biến chứng thường nhất của xuất huyết ở bộ máy tiêu hoá, sốt xuất huyết làm bé nôn ói và đi tiểu ra máu. Trong một số trường hợp máu sẽ có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.

Bố mẹ cần xử lý thế nào khi thấy trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu đỏ tươi

Bố mẹ nên xử lý như thế nào khi con đi ngoài ra máu tươi
Bố mẹ nên xử lý như thế nào khi con đi ngoài ra máu tươi

Khi thấy con nhỏ trong gia đình có các hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện các bậc cha mẹ cần:

– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài các loại nước như nước lọc bố mẹ cũng cần bổ sung cho con một số loại nước khác như nước trái cây, nước dừa hoặc sữa chưa,… Cách này làm cho bé ăn uống ngon hơn, vừa bù nước và điện giải cho bé

-Tăng cường cho bé sử dụng vitamin K để trẻ bị tránh rối loạn đông máu. Gợi ý cho ông bố và bà mẹ vitamin K thường có nhiều trong các loại thực phẩm như cần tây, rau bina, củ cải, cải bắp,…

-Bổ sung cho bé các loại thực phẩm bổ máu để bù đắp lượng máu mà bé bị mất

-Luôn nấu chín thức ăn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào bộ máy tiêu hóa còn yếu của trẻ, ăn những loại thực phẩm mềm dạng lỏng và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày nhằm không gây áp lực lên bộ máy tiêu hoá của trẻ

-Cho trẻ được nghỉ ngơi hoàn toàn trong suốt thời gian điều trị

-Ngoài ra cho trẻ ăn hạn chế những loại thực phẩm giàu chất béo xấu và bổ sung cho bé nhiều chất xơ

Trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi thật sự có nhiều nguyên nhân. Nếu thấy trẻ bị đau bụng dữ dội hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đừng để đến giai đoạn nôn mửa hay đi ngoài ra máu thì sẽ rất nguy hiểm