Trẻ bị ho có đờm kiêng ăn gì? Và nên ăn gì?

Trẻ bị ho có đờm kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng ho và nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới bài viết sẽ cung cấp 10 nhóm thực phẩm mà trẻ ho có đờm cần kiêng.

Trẻ bị ho có đờm kiêng ăn gì? Top 10 loại thực phẩm cần tránh

Thực phẩm cứng

Các loại đồ ăn cứng nó sẽ cọ xát vào lớp niêm mạc họng dẫn đến những vết xước và khiến sự tổn thương ở vùng họng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân làm những cơn ho có đờm của bé không thể nào được chấm dứt.

Một vài loại thực phẩm cứng cần kiêng có thể kể đến như: Các loại hạt như đậu phộng và hạt dưa. Lưu ý, để tránh tình trạng vụng bánh dính lại cổ họng bé các bà mẹ cần tránh để trẻ ăn các loại bánh quy và các bánh cứng khác.

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Top những món trẻ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Top những món trẻ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Khi bé bị đờm ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất béo và dầu mỡ cảo sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó hệ tiêu hoá của bé lúc này còn yếu sẽ dễ gây ra các tình trạng như khó hấp thu, táo bón.

Một số thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể kể đến như khoai tây chiên, xúc xích đức, gà chiên,…

Thực phẩm lạnh 

Trẻ bọ ho có đờm nên kiên thực phẩm lạnh
Trẻ bọ ho có đờm nên kiên thực phẩm lạnh

Trong giai đoạn bé đang bị ho có đờm nếu ăn nhiều thực phẩm lạnh, dẫn đến sự thay đổi đột ngột, tạo môi trường thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn, virus và từ đó dẫn đến bệnh. Một số biến chứng khi bị vi khuẩn và virus tấn công có thể kể đến như tình trạng tổn thương và sưng tấy tại họng ngày càng trở nặng, tiết đờm nhiều hơn và ho nhiều hơn, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và cả phế quản của bé.

Một số thực phẩm lạnh bé phải kiêng như: đá lạnh, nước lạnh, kem các loại và sữa chua,…

Các loại đồ ăn thức uống có gas

Các loại cồn và caffeine có trong những loại nước có gas giúp lợi tiểu và khiến cơ thể bị mất nước ngày càng trầm trọng dẫn đến chất nhầy dày đặc cơn ho đờm của bé vì thế mà trở nên khó kiểm soát hơn.

Một số loại thực phẩm mẹ nên thay thế nước có gas cho bé như nước lọc, nước ép hoa quả các loại,…

Các thực phẩm đồ ăn nhanh bên ngoài thị trường

Hàm lượng chất béo cao và chất bảo quản có trong đồ ăn nhanh không tốt cho sức khoẻ, nhất là khi bé bị ho có đờm. Ngoài ra, trong đồ ăn nhanh thường chứa một lượng muối lớn vượt xa lượng muối cho phép sử dụng trong 1 ngày dễ khiến tình trạng ho của cơ thể ngày càng trở nặng thậm chí là còn tăng nguy cơ tim mạch của cơ thể.

Một số đồ ăn nhanh có thể kể như: Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, các loại đồ ăn nhanh đóng hộp,…

Các thực phẩm ngọt

Hạn chế ăn bánh ngọt khi bé bị ho có đờm
Hạn chế ăn bánh ngọt khi bé bị ho có đờm

Trong thực phẩm ngọt người ta bỏ rất nhiều đường dễ gây nóng cho cơ thể trẻ  từ đó tăng tiết dịch đờm ở vùng họng và làm cơn ho của bé kéo dài.

Một số loại thực phẩm không nên ăn khi các bé bị ho có đờm kéo dài: Bánh kẹo ngọt và chocolate,…

Nhóm thực phẩm chứa Histamin

Khi trẻ ăn trúng các loại thực phẩm làm trẻ bị dị ứng cơ thể trẻ sẽ tăng tiết histamin. Nồng độ histamin tăng cao sẽ khiến cơ thể béo sản sinh ra nhiều chất đờm hơn. Histamin là một chất có liên quan đến phản ứng viêm, dị ứng, sốc phản vệ và dẫn truyền thần kinh. Những đối tượng có tình trạng cơ địa dễ dị ứng, mẫn cảm với nồng độ histamin cao sẽ khiến cơ thể dễ dàng phát sinh bệnh tình.

Một số loại thực phẩm chứa histamin cần lưu ý

– Thịt được chế biến sẵn

– Thịt từ cá bao gồm cá cơm, cá mòi và cá hun khói

– Hoa quả: Bơ, các loại trái cây được sấy để ăn lạ miệng và tăng thời gian bảo quản

– Rau củ: cà chua, cà tím, rau chân vịt và nấm

– Những loại đồ uống có cồn

– Các loại thực phẩm từ sữa: Phô mai, kem chua, sữa chua, bơ sữa,…

Nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ dị ứng

Việc dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau có thể khiến trẻ phát sinh ra nhiều đờm hơn. Những cơn ho mà kèm theo những cơn ngứa rát cổ họng do dị ứng mang lại sẽ rất khó chịu nếu không được điều trị kịp thời. Nếu các bé trong nhà cảm thấy khó chịu và than phiền với bạn là bị tắc cổ họng hay bị tắc mũi rất có thể bé đang bị dị ứng thức ăn.

Một số loại thực phẩm được xét vào viện nguy cơ làm tăng khả năng dị ứng có thể nói đến như:

– Thực phẩm chứa hàm lượng protein cao: Đậu nành, trứng,… Trường hợp các bé muốn ăn trứng, mẹ chỉ nên cho con em ăn lòng đỏ

– Hải sản có vỏ: tôm, cua, sò, ốc,… nếu cho bé ăn những thực phẩm này mẹ cần cho bé ăn một lượng vừa phải và bỏ hết vỏ cẩn thận hạn chế tình trạng bé lỡ ăn chúng

Thực phẩm hạt chứa nhiều dầu

Các loại hạt chứa nhiều dầu có hàm lượng chất béo khá là cao, tuy đây là những chất béo tốt nhưng đối với cổ họng các bé bị ho, các thực phẩm này hoàn toàn không được khuyến khích cho trẻ ăn.

Một số loại thực phẩm từ hạt mà các mẹ nên tránh để bé ăn như: đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, óc chó,…

Nhóm thức ăn cay nóng

Các món ăn chứa nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, sa tế sẽ dễ làm kích thích cổ họng khiến cơ thể tăng tiết đờm trong người và dẫn đến ho nhiều hơn. Vì vậy, ngay cả khi bé không ho hay cơ thể bé không bị tiết đờm các mẹ cũng nên tránh để bé ăn những thực phẩm này quá nhiều.

Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục

Những loại thực phẩm trẻ bị ho có đờm nên ăn
Những loại thực phẩm trẻ bị ho có đờm nên ăn

Ngoài tìm hiểu, những món không nên cho con ăn khi bị ho có đờm, bài viết dưới đây cũng sẽ cung cấp thêm những món ăn hoặc thực phẩm các bà mẹ nên cho con ăn để góp phần nhanh chóng thúc đẩy tình trạng bệnh nhân mau khỏi bệnh.

Những món ăn dạng lỏng và dễ tiêu: Khi bé bị ho có đờm liên tục đồng nghĩa với chuyện lượng nước trong cơ thể bé đang bị giảm dần, đồng thời lúc này cơ thể bé đang rất cần các chất dinh dưỡng chủ yếu là 4 đại phân tử dinh dưỡng chính như đạm, đường, béo, vitamin,… Các loại cháo dinh dưỡng sẽ giúp bé cung cấp tất tần tật các loại chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đồng thời nó cũng bù đắp thêm lượng nước mà cơ thể làm mất đi.

Vitamin C: Các bậc phụ huynh trong nhà cũng nên cung cấp thêm cho bé các khoáng chất và vitamin C để tăng sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong nước chanh, cam, hay nước ép đu đủ,… Bên cạnh đó các loại vitamin khác như A, B, E, D cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Cho bé cung cấp đủ nước: nước là dung môi cho các hoạt động sinh hoá trong cơ thể, việc uống đủ nước còn giúp làm loãng đờm. Các mẹ có thể đa dạng nguồn nước cho bé như nước cảm, nước chanh,… để vừa cung cấp nước vừa cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Một số lưu ý phụ huynh cần nhớ khi chăm sóc các bé bị ho có đờm

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị ho có đờm
Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị ho có đờm

Một số lưu ý khi trẻ bị ho có đờm mẹ cần nhớ để dễ dàng chăm sóc:

– Trước khi cho bé ăn gì đó không kể cả bữa chính hay bữa phụ mẹ đều nên cho bé uống trước một ít nước và vỗ nhẹ vào lưng bé để tránh tình trạng bé bị đờm nhớt và ho khi ăn

– Nên chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ tránh tối đa tình trạng bé vừa ho vừa ăn

– Tuyệt đối không ép ăn, việc ép ăn có thể khiến tình trạng trẻ vừa ăn vừa khóc và dẫn đến sặc nếu không được điều trị kịp thời

– Cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ không để trẻ bị nhiễm lạnh

– Giữ vệ sinh phòng và không gian xung quanh nơi trẻ sống

– Tránh để trẻ tiếp xúc với những trường hợp đang bị viêm họng hoặc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp

Hy vọng với những thông tin mà bài viết trên đây cung cấp có thể giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về những trẻ bị ho có đờm kiêng ăn gì và nên ăn gì. Trẻ em bị ho có đờm không hiếm gặp nên bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, cứ tin vào kiến thức vững chắc và nghe theo lời bác sĩ tình trạng của con em sẽ được suy giảm đáng kể.